-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
So sánh ngay hai dòng sơn Epoxy hệ lăn dung môi gốc nước và gốc dầu
Đăng bởi CAS Media vào lúc 10/09/2020
Sơn Epoxy là loại sơn có những ưu điểm vượt trội và được ưa chuộng sử dụng rộng rãi.
Cùng Sơn Anh So sánh ngay hai dòng sơn Epoxy hệ lăn dung môi gốc nước và gốc dầu để lựa chọn dòng sơn phù hợp nhé!
Dòng sơn Epoxy hệ lăn dung môi gốc nước là gì?
Dòng sơn Epoxy hệ lăn gốc nước là loại sơn cao cấp được cấu tạo bởi 2 phần chính là dung môi và polyamit đóng rắn, sơn có thể bám dính trên nhiều bề mặt từ bê tông đến các vật liệu có kết cấu kim loại hay gỗ.
Sơn Epoxy hệ lăn sử dụng dụng cụ lăn để phủ nhựa Epoxy thành một màng mỏng để bảo vệ và trang trí bề mặt bê tông.
Tìm hiểu thêm Cách pha màu sơn sắt thép Epoxy đúng và cụ thể tại đây!
Dòng sơn Epoxy hệ lăn dung môi gốc dầu là gì?
Sơn nền Epoxy gốc dầu sử dụng dung môi gốc dầu để pha loãng sơn là loại sơn Epoxy truyền thống. Dung môi cho phép lớp sơn dễ dàng phủ một lớp sơn mỏng lên các loại bề mặt. Ban đầu được thiết kế để bảo vệ thép, sau đó nó được sử dụng cho các kết cấu bê tông và đã được điều chỉnh để làm sơn nền.
Độ bóng và tính chất dễ sử dụng của nó (bao gồm cả thời gian sử dụng lâu dài) làm cho nó trở thành một loại sơn phủ đáp ứng được yêu cầu lớp phủ mỏng nhẹ, tuy nhiên sản phẩm có thể có một nhược điểm như mùi dung môi nồng, khó chịu.
Tham khảo ngay Sắt thép mạ kẽm nên lựa chọn dòng sơn nào? tại đây!
Bảng ưu điểm mạnh của sơn Epoxy hệ lăn gốc nước và gốc dầu
Cùng theo dõi bảng sau để hiểu rõ về những ưu điểm của sơn Epoxy gốc dầu và gốc nước:
Sơn Epoxy hệ lăn gốc nước |
Sơn Epoxy hệ lăn gốc dầu |
|
|
Tham khảo sản phẩm Sơn phủ Epoxy gốc nước CTW 10
Bảng nhược điểm yếu của sơn hệ lăn Epoxy gốc nước và gốc dầu
Bảng dưới đây là những nhược điểm sơn gốc nước và gốc dầu:
Sơn Epoxy hệ lăn gốc nước |
Sơn Epoxy hệ lăn gốc dầu |
|
|
Quy trình thi công sơn Epoxy hệ lăn sơ bộ
Quy trình thi công sơn nền Epoxy hệ lăn đạt chuẩn bao gồm các bước sau:
- Chà nhám sàn: Sử dụng máy chà nhám sàn công nghiệp có trang bị máy hút bụi để chà nhám toàn bộ bề mặt sàn. Giai đoạn này làm nhám sàn, giúp sàn liên kết tốt với lớp lót sơn Epoxy, đồng thời đánh bay các vết bẩn, dị vật trên sàn.
- Xử lý bề mặt sàn: Dùng keo Epoxy hai thành phần chuyên dùng để sửa chữa xử lý hết các vết trên sàn, nếu có các vết lồi lõm trên sàn thì phải dùng máy mài phẳng trước khi xử lý bề mặt. Phần này nhằm mục đích loại bỏ các khiếm khuyết và tạo mặt phẳng cho sàn.
- Thi công sơn lót Epoxy: Trước khi thi công sơn lót cần hút bụi toàn bộ bề mặt sàn, sơn lót Epoxy giúp làm cứng bề mặt sàn và tạo thành liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn Epoxy bên trên.
- Thi công sơn Epoxy lớp một: Dùng máy trộn để trộn đều 2 thành phần A và B. Lăn đều lớp sơn Epoxy lên mặt sàn.
- Thi công lớp sơn Epoxy thứ hai: Sau khi lớp sơn Epoxy thứ nhất đã khô, tiến hành kiểm tra toàn bộ bề mặt sàn. Nếu chất lượng đạt yêu cầu thì tiếp tục sơn lớp thứ hai.
- Sau bước sơn lót, tiếp tục tiến hành lăn sơn Epoxy trên bề mặt.
Tham khảo sản phẩm Sơn lót dẫn điện PDE 10
Có thể bạn quan tâm:
- Kéo dài tuổi thọ năm sử dụng sàn nhà sơn Epoxy đơn giản mà ít người biết
- Tìm hiểu sơn lót Epoxy là gì? Tại sao cần đến sơn lót nền Epoxy?
- Thành phần của dòng sơn nền Epoxy đình đám được sử dụng rộng rãi hiện nay
Nên lựa chọn dùng sơn Epoxy hệ lăn gốc nước hay gốc dầu?
Nên chọn sơn Epoxy gốc dầu hay gốc nước là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Cùng tham khảo những đặc điểm sau để lựa chọn dễ dàng hơn nhé!
- Độ nhạy với độ ẩm của sơn Epoxy gốc nước và gốc dầu:
- Nếu sơn gốc dầu chỉ sử dụng được trên sàn bê tông có độ ẩm <6% thì sơn gốc nước có thể sử dụng trên sàn có độ ẩm đến 18%. Khi đổ bê tông, sơn gốc nước dễ sử dụng trên nền có độ ẩm cao do thấm ngược hoặc không có lớp lót bạt nilon khi đổ bê tông.
- So với sơn Epoxy gốc dầu thì đây là điểm khác biệt đáng kể của sơn Epoxy gốc nước. Khi thi công ở tầng hầm, phòng sạch,... và những nơi có độ ẩm cao, người thi công sẽ hoàn toàn an tâm.
- Hàm lượng hợp chất VOCs dễ bay hơi trong sơn Epoxy gốc nước và sơn Epoxy gốc dầu
- VOC là một chất hữu cơ rắn hoặc lỏng sẽ tự bốc hơi khi tiếp xúc với áp suất khí quyển ở nhiệt độ phòng. Hàm lượng VOCs càng thấp, lớp phủ càng nhanh khô và tạo ra ít mùi hơn. Hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi của sơn Epoxy hệ nước thấp hơn nhiều so với sơn Epoxy gốc dầu. Do đó, sơn gốc nước ít mùi, thân thiện với môi trường trong quá trình thi công.
- Khả năng chống mài mòn của sơn Epoxy gốc nước và sơn Epoxy gốc dầu
- Nếu độ bền mài mòn của sơn gốc nước là 0.63 mg / cm2 thì độ bền mài mòn của sơn gốc dầu là 1,71 mg / cm2. Điều này giúp sơn gốc dầu bền hơn các loại sơn khác.
- Màu sắc sau khi thi công sơn Epoxy gốc nước và sơn Epoxy gốc dầu
- Sơn gốc nước có chứa các nguyên tố nước nên tạo ra tông màu bóng mờ. Ngược lại, sơn gốc dầu có thể bảo vệ độ bóng sáng cho sàn bê tông nhờ thành phần hóa học có chứa dung môi.
- Công nghệ thi công sơn Epoxy hệ nước và sơn Epoxy gốc dầu
- Theo đánh giá của các nhà thi công có kinh nghiệm, sơn gốc dầu dễ thi công hơn sơn Epoxy gốc nước. Vì sơn gốc nước cần thời gian trộn lâu hơn, thời gian trộn lâu hơn để thiết lập sự liên kết giữa hai thành phần A và B. Ngoài ra, thời gian khô của sơn Epoxy gốc dầu nhanh hơn so với sơn Epoxy gốc nước. Nếu thời gian tối thiểu cho lớp sơn gốc dầu tiếp theo là 12 giờ thì người thi công phải dành ít nhất 24 giờ để sơn lớp sơn Epoxy gốc nước tiếp theo.
- Mặc dù có những ưu điểm khác nhau nhưng nhìn chung, cả hai loại sơn phủ đều có độ bám dính và kháng hóa chất rất tốt.
Tìm đơn vị cung cấp sơn lăn Epoxy giàu kinh nghiệm
Để công trình sơn Epoxy có chất lượng và độ bền cao, bạn nên tìm đến một nhà cung cấp, phân phối sơn Epoxy uy tín, giàu kinh nghiệm. Công ty Sơn Anh chúng tôi chuyên cung cấp các loại sơn Epoxy giá hấp dẫn.
Với các sản phẩm sơn Epoxy đa dạng về màu sắc, chủng loại và tính năng phù hợp với nhiều mục đích thi công khác nhau. Liên hệ Hotline Sơn Anh để được chúng tôi tư vấn và báo giá một cách nhanh chóng nhất.
Trên đây là So sánh ngay hai dòng sơn Epoxy hệ lăn dung môi gốc nước và gốc dầu. Hy vọng với những so sánh chi tiết trên, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một dòng sơn phù hợp nhất!
Tags :
sơn epoxy
sơn epoxy gốc dầu
sơn epoxy gốc nước
sơn epoxy hệ lăn
sơn sàn bê tông
sơn sàn công nghiệp
thi công sơn epoxy