icon icon icon

Sơn lót epoxy 2 thành phần là gì? Ưu, nhược điểm

Đăng bởi CAS Media vào lúc 15/04/2021

Sơn lót epoxy 2 thành phần là gì ? Có những ưu và nhược điểm gì là điều mà nhiều người sử dụng đang đặc biệt quan tâm khi dùng sản phẩm này. Điều gì tạo lên sự khác biệt của dòng sơn này mà người tiêu dùng lại ưa chuộng đến vậy? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. 

Sơn lót epoxy 2 thành phần là gì?

Sơn lót epoxy 2 thành phần hợp chất hữu cơ gốc nhựa Composite và là dòng sơn cao cấp được ứng dụng vào sơn sàn công nghiệp. Sơn lót epoxy có 2 thành phần chính đó là phần sơn và phần đóng rắn. Khi sử dụng, phần đóng rắn sẽ giữ vai trò như 1 lớp màng bảo vệ chắc chắn nhất cho bề mặt bê tông, phần sơn sẽ giúp bề mặt nhẵn bóng tạo tính thẩm mỹ. 

Thường thì các loại sơn khác sẽ khô bằng cách bay hơi, nhưng sơn epoxy khô bằng cách hóa cứng nhựa trên 2 thành phần sơn và phần đóng rắn. 

Một loại sơn lót epoxy 2 thành phần trên thị trường

Một loại sơn lót epoxy 2 thành phần trên thị trường

Thành phần của sơn lót epoxy 2 thành phần

Việc hiểu rõ bảng thành phần của sơn lót epoxy 2 thành phần là 1 điều hết sức quan trọng. Điều này sẽ giúp việc trộn sơn và thi công được hiệu quả nhất, phát huy tối đa công năng sử dụng của sơn. 

Sơn lót epoxy 2 thành phần được cấu tạo từ 5 thành phần chính như là bột màu, chất phụ gia, chất kết dính, chất độn, dung môi. Mỗi thành phần đều có chức năng riêng mix với nhau theo tỷ lệ chuẩn tạo lên công dụng của sơn lót epoxy 2 thành phần. 

  • Chất kết dính: Đây là chất giúp liên kết các loại bột và màu của sơn lót epoxy 2 thành phần. Chất này giúp độ bám dính của sơn tốt hơn trên bề mặt thi công.
  • Dung môi: Chất dung môi trong sơn có vai trò khá quan trọng. Chất này giúp pha loãng sơn và hòa tan nhựa. Chất dung môi sẽ được nhà sản xuất lựa chọn sao cho phù hợp nhất với đặc tính của nhựa trong sơn.
  • Chất độn: Thành phần này sẽ giúp hoàn thiện một số tính chất của sơn giúp tăng độ cứng, độ bóng màng giúp cho sơn khô nhanh hơn.
  • Bột màu: Đây là thành phần quyết định tính thẩm mỹ của công trình sơn nền. Bột màu tạo lên độ che phủ và làm tăng mỹ quan của nền nhà khi sơn. 
  • Chất phụ gia: Chất phụ gia trong sơn lót 2 thành phần epoxy chiếm 1 lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Chất này giúp sơn được bảo quản tốt hơn đặc biệt là không ảnh hưởng đến tính chất của màng sơn.

Ưu điểm, nhược điểm của sơn lót epoxy 2 thành phần

Khi bạn nắm rõ được những ưu điểm và hạn của sản phẩm, bạn sẽ tìm được loại sơn phù hợp nhất với công trình của bạn. Sơn lót epoxy 2 thành phần có những ưu điểm và một số nhược điểm sau 

Ưu điểm

Sơn lót 2 thành phần epoxy được nhiều người tin dùng vì nó sở hữu rất nhiều những ưu điểm vượt trội như : 

  • Tạo lên tính thẩm mỹ cao cho công trình. Sơn epoxy có màu sắc bắt mắt, tạo lên bề mặt phẳng và sáng bóng khi sản xuất và không có hiện tượng nứt nẻ trên bề mặt sàn.
  • Tăng độ bền cho bề mặt. Sơn epoxy có khả năng thấm nước, thấm dầu rất hiệu quả. Có thể bảo vệ bề mặt bê tông, chịu lực rất tốt, có khả năng kháng mài mòn.
  • Tiết kiệm chi phí, dễ dàng vệ sinh. Sơn lót 2 thành phần epoxy có khả năng hạn chế bụi tối đa, chống thấm nước nên rất dễ dàng vệ sinh trên bề mặt.
  • Khắc phục được những nguy cơ trong nhà xưởng: Vì có tính kháng bụi, chống nấm mốc nên sơn lót 2 epoxy 2 thành phần là lựa chọn hàng đầu cho các nhà máy yêu cầu về độ sạch cao như nhà máy chế biến thực phẩm, bệnh viện… Ngoài ra, sơn epoxy còn có tính năng chống ăn mòn axit, chống tĩnh điện nên phù hợp cho các nhà xưởng thường xuyên tiếp xúc với các axit ăn mòn như nhà máy bia, nhà máy điều chế hóa chất, các nhà xưởng sản xuất chip điện tử …

Công trình thi công sơn lót epoxy 2 thành phần

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì sơn lót epoxy 2 thành phần còn có những nhược điểm sau: 

  • Khó sử dụng. Khi thi công sơn lót 2 thành phần epoxy thì người thi công phải tuân thủ theo tỉ lệ trộn 2 thành phần theo khuyến cáo của nhà sản xuất nếu không sơn sẽ bị cứng và rất khó dùng. Sơn epoxy được thi công trực tiếp trên nền bê tông vì vậy trước khi tiến hành sơn thì phải chuẩn bị 1 nền bê tông đạt chuẩn. 
  • Bị phân hóa dưới ánh nắng mặt trời. Sơn lót 2 thành phần epoxy chỉ được thi công phần nền trong nhà của các nhà xưởng bệnh viện,... vì tính chất này của sơn.  Khi trực tiếp tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, màng sơn sẽ bụi trắng sau tháng sử dụng

Bài viết là những thông tin cơ bản về sơn lót epoxy 2 thành phần, ưu và nhược điểm của dòng sơn này. Hy vọng qua những thông tin chúng tôi cung cấp bạn có thể lựa chọn được dòng sơn phù hợp với công trình của bạn. 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

DỰ ÁN