icon icon icon

Sơn epoxy 2 thành phần có ứng dụng như thế nào?

Đăng bởi CAS Media vào lúc 15/04/2021

Sơn epoxy 2 thành phần là gì và có ứng dụng như thế nào là những điều mà  nhiều người vẫn đang băn khoăn khi lựa chọn loại sơn này. Điều gì khiến loại sơn này ngày càng được nhiều người sử dụng so với các loại sơn thông thường khác. Để hiểu rõ về loại sơn này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Sơn Epoxy 2 thành phần là gì?

Sơn Epoxy 2 thành phần là một loại sơn cao cấp thường được sử dụng trong dịch vụ sơn nền nhà xưởng hoặc làm lớp sơn bảo vệ bề mặt cho một số vật liệu khác. 

Loại sơn này được gọi là 2 thành phần bởi nó chứa 2 phần chính được gọi là phần A và phần B. Trong đó, phần A là sơn chính có màu có tác dụng che lấp khuyết điểm và tạo tính thẩm mỹ, phần B là phần chất đóng rắn nhằm nâng cao hiệu quả chịu lực tốt nhất cho nền nhà trong quá trình sử dụng. Hai phần này sẽ được đóng gói riêng biệt và người sử dụng sẽ tự pha theo hướng dẫn chứ nhà cung cấp sẽ không pha sẵn.

Sơn Epoxy 2 thành phần 

Sơn Epoxy 2 thành phần 

Ứng dụng như của sơn Epoxy 2 thành phần 

Sơn epoxy khô nhanh và tạo thành một lớp phủ chắc chắn, bền bỉ lên bề mặt sản phẩm khi sơn và có tác dụng chống lại hóa chất, va chạm mạnh và thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, nhờ chịu được mài mòn, dễ dàng vệ sinh… nên sơn epoxy thường được ứng dụng trong trong đời sống trong các lĩnh vực như:

Đối với bề mặt sắt thép

Sơn Epoxy có tác dụng bảo vệ bề mặt của sắt thép, tránh khỏi tác động của môi trường, có khả năng bảo vệ cao, chống gỉ sét. Sơn epoxy thường dùng cho các sản phẩm sắt thép trong nhà hoặc ở môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước, dầu mỡ, hóa chất… 

Sơn epoxy bảo vệ bề mặt sắt thép

Sơn epoxy bảo vệ bề mặt sắt thép

Đối với bề mặt bê tông

Có 2 loại là sơn Epoxy hệ lăn và Epoxy hệ tự san phẳng. Sơn epoxy hệ tự lăn có khả năng chịu tải thấp hơn so với Epoxy hệ tự san phẳng. DO đó, tuỳ vào quy mô, loại hình sản xuất của nhà xưởng mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn loại sơn phù hợp. Ngoài ra, sơn Epoxy nếu được thi công cùng với các loại cát thạch anh còn có khả năng chống trơn trượt cho bề mặt sàn. Do đó, thường được sử dụng để sơn sàn trong các nhà máy sản xuất, bệnh viện, showroom, gara oto, tầng hầm để xe…

Sơn epoxy có khả năng chống trơn trượt, bảo vệ bề mặt bê tông

Sơn epoxy có khả năng chống trơn trượt, bảo vệ bề mặt bê tông

Ưu, nhược điểm của sơn Epoxy 2 thành phần

Ưu điểm

Sơn epoxy 2 thành phần được ưa chuộng sử dụng bởi nó đem đến nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại sơn thông thường:

  •  Bảo vệ bề mặt sàn bê tông: sơn epoxy sau khi thi công sẽ tạo một lớp bảo vệ liền mạch giúp ngăn chặn axit, bazơ, dầu mỡ phát sinh trong quá trình sản xuất tiếp xúc với nền bê tông.
  •  Cho khả năng chống chịu lực tốt: bởi có thành phần là chất đóng rắn nên sàn nhà phủ sơn epoxy có độ kháng mài mòn, độ bền cao, cho phép xe nâng hàng di chuyển dễ dàng trên bề mặt sàn sau khi thi công.
  •  Chống thấm nước: sàn nhà phủ sơn epoxy có khả năng chống nước cao, đặc biệt là dầu mỡ và chống chịu trong môi trường hóa chất.
  •  Tính thẩm mỹ cao: sơn epoxy sau khi thi công sẽ tạo một lớp bảo vệ liền mạch,  phẳng, sáng bóng, không nứt nẻ.
  •  Kháng nấm mốc, bụi bẩn: bởi bề mặt sàn bằng phẳng và nhẵn nên dễ lau chùi, tránh nấm mốc.
  •  Tiết kiệm chi phí chiếu sáng cho doanh nghiệp: sơn epoxy làm cho lớp nền có độ bóng cao làm phản xạ ánh sáng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí chiếu sáng.

Sơn nền epoxy mang đến nhiều ưu điểm vượt trội

Sơn nền epoxy mang đến nhiều ưu điểm vượt trội

Nhược điểm

Sơn Epoxy cũng tồn tại một số nhược điểm bao gồm:

  • Khó sử dụng: để sử dụng sơn epoxy 2 thành phần thì người thi công cần phải biết cách pha sơn sao cho đúng với tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra, để sơn đạt tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng thì người thi công phải sử dụng dung môi pha loãng chuyên dụng. Do đó, đây là loại sơn tương đối khó sử dụng và yêu cầu người thi công phải có trình độ, kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh đó, muốn sàn nhà xưởng sau khi thi công đảm bảo chất lượng thì người công nhân phải tuân thủ thi công chuẩn xác trong từng công đoạn. Do vậy, sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thiện hơn so với các loại sơn thông thường.
  • Giá thành sản phẩm cao: Bởi mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như kháng dầu mỡ, nước, khả năng chịu nhiệt, chống chịu trong môi trường hóa chất… nên giá thành sơn Epoxy cao hơn so với các loại sơn khác. 

Trên đây là những điều cần biết về sơn Epoxy 2 thành phần cũng như ứng dụng của chúng trong đời sống. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn chuẩn bị thi công sơn Epoxy.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

DỰ ÁN