icon icon icon

Bảng so sánh hai dòng sơn Epoxy lăn và tự san bằng

Đăng bởi CAS Media vào lúc 09/10/2020

Bạn đang phân vân không biết chọn loại sơn Epoxy lăn hay sơn Epoxy tự san bằng cho công trình của mình?

Cùng tìm hiểu Bảng so sánh hai dòng sơn Epoxy lăn và tự san bằng để tìm ra câu trả lời thích hợp nhất nhé!

Tổng quan về dòng sơn Epoxy 

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu sơn nền Epoxy là gì?

Sơn Epoxy là loại sơn cao cấp được cấu tạo bởi 2 phần chính là dung môi và polyamit đóng rắn, sơn có thể bám dính trên nhiều bề mặt từ bê tông đến các vật liệu có kết cấu kim loại hay gỗ.

sơn epoxy

Khám phá dòng sơn Epoxy lăn 

Vậy sơn sàn Epoxy hệ lăn là gì?

Sơn Epoxy lăn sử dụng dụng cụ lăn để phủ nhựa Epoxy thành một màng mỏng để bảo vệ và trang trí bề mặt bê tông.

Tham khảo ngay So sánh giữa hai dòng sơn Epoxy và sơn PU sàn nhà bê tông tại đây!

sơn epoxy hệ lăn

Tìm hiểu dòng sơn Epoxy tự san bằng 

Thế còn sơn sàn Epoxy hệ tự san là gì ?

Sơn Epoxy tự san là sản phẩm sơn hai thành phần không chứa dung môi, có thể tự san phẳng trên bề mặt. Do đó, sử dụng dụng cụ thi công cần gạt là phù hợp nhất. Đảm bảo độ dày sơn khoảng 1,5-3 mm.

sơn epoxy tự san

Bảng so sánh hai loại sơn Epoxy lăn và tự san 

Cùng tham khảo bảng so sánh sơn Epoxy lăn và tự san dưới đây để trả lời cho câu hỏi loại sơn nào tốt hơn?

Đặc tính

Sơn Epoxy lăn

Sơn Epoxy tự san

Giá thành 

Chi phí tiết kiệm hơn so với sơn hệ tự san. Phù hợp với các công trình có kinh phí thấp. 

Chi phí cao hơn.

Độ bền

Độ bền kém hơn so với sơn Epoxy tự san.

Độ bền cao.

Tính thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ tương đối.

Tính thẩm mỹ cao, lớp màu chuẩn, có độ bóng đẹp.

Độ bền bỉ

Mức độ chịu lực không tốt lắm, phù hợp hơn với đơn vị đi lại nhẹ nhàng, lưu trữ hàng hóa với trọng tải nhẹ.

Chịu được sức nặng lên tới 10 tấn, thậm chí còn hơn với từng loại và quy trình thi công khác.

Tác động bởi hóa chất

Mức độ kháng hóa chất trung bình.

Kháng hóa chất tốt, có thể sử dụng cho nhà xưởng công nghiệp, phòng thí nghiệm.

Đồ bảo hộ

Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ: kính, găng tay, mặt nạ phòng độc và quần áo bảo hộ lao động.

Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ: kính, găng tay, mặt nạ phòng độc và quần áo bảo hộ lao động.

Quy trình thi công

 
  • Chuẩn bị bề mặt: xử lý, khắc phục các vết nứt, dặm, sửa chữa các vết lồi lõm trên sàn nhà, độ nghiêng sàn dưới 2 độ
  • Làm sạch toàn bộ bề mặt, hút  sạch bụi bẩn
  • Phủ sơn lót Epoxy 2 thành phần (đợi khô 2 tiếng sau đó tiến hành bước tiếp theo)
  • Lăn lớp sơn đầu tiên
  • Đợi khô lớp sơn đầu khoảng 2-4 tiếng rồi lăn tiếp lớp thứ hai.
  • Chuẩn bị bề mặt: xử lý, khắc phục các vết nứt, dặm, sửa chữa các vết lồi lõm trên sàn nhà, độ nghiêng sàn dưới 2 độ
  • Làm sạch toàn bộ bề mặt, hút  sạch bụi bẩn
  • Phủ sơn lót Epoxy 2 thành phần
  • Kiểm tra bề mặt lớp lót 2 giờ sau thời gian thi công.
  • Lăn lớp lót bổ sung nếu trên bề mặt có nhiều chỗ khuyết (do bề mặt hấp thụ mạnh)
  • Sau 2-8 giờ kể từ khi bắt đầu thi công sơn lót, tiến hành thi công sơn Epoxy tự san với độ dày phù hợp.

Dụng cụ thi công

Dụng cụ lăn sơn hoặc súng phun sơn chuyên dụng.

Bàn cào răng cưa.

Thời gian có thể nghiệm thu

Sau 24 giờ có thể sử dụng đi lại bình thường được.

Bảo dưỡng bề mặt sau 24 giờ có thể đi bộ.

Bảo dưỡng hoàn thiện sau 7 ngày kể từ khi công trình với xe tải trọng lớn có thể di chuyển trên sàn mà không gây nứt, vỡ.

Tham khảo sản phẩm Sơn Epoxy tự san ULE 20

sơn hầm để xe

Tính năng của hai dòng sản phẩm sơn nền Epoxy 

Tính năng của sơn Epoxy dạng lăn: Sơn Epoxy dạng lăn ngày nay được sử dụng nhiều trong thi công sàn công nghiệp vì nó có những ưu điểm sau:

  • Kháng hóa chất và cơ học tốt.
  • Chống va đập và mài mòn tương đối.
  • Kết dính tốt với bề mặt bê tông.
  • Khả năng chống thấm nước và dầu tốt.
  • Giá thành hợp lý, tiết kiệm chi phí.
  • Có thể thi công phủ tiếp các lớp sơn Epoxy sau 24 giờ.
  • Thời gian hoàn thành thi công nhanh chóng.
  • Không độc hại trong quá trình thi công và sử dụng.

Với những ưu điểm vượt trội của mình, sơn Epoxy dạng lăn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng nhằm tạo tính thẩm mỹ và bảo vệ cho nền xi măng của sàn nhà xưởng, nhà kho, sàn tầng hầm, trạm xăng, sàn công nghiệp quy mô vừa và nặng, cầu thang …

sơn nền epoxy

Tính năng của sơn Epoxy tự san: Sơn Epoxy tự san được ưa chuộng bởi những ưu điểm sau:

  • Khả năng tự san lấp mặt phẳng cao.
  • Không thấm nước, dầu mỡ, ngăn chất lỏng đi qua.
  • Khả năng chịu tải trọng cao, khả năng chống mài mòn rất tốt.
  • Chống trơn trượt tốt.
  • Chịu được nhiều loại hóa chất, dầu, axit ...
  • Đối với một số hãng sơn có thương hiệu trên thị trường như Sika, Jotun, KCC, Chokwang, sơn lót Epoxy tự san phẳng còn đáp ứng được các tiêu chuẩn GMP, WHO, GPS, GPL ...

Các khu vực thường sử dụng sơn Epoxy tự san để thi công sơn nền:

  • Phân xưởng nhà máy dược phẩm, thực phẩm ...
  • Xây dựng tầng hầm, bãi đậu xe, nhà để xe ...
  • Tầng văn phòng ...
  • Những nơi yêu cầu sàn cần tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực, chịu mài mòn và bề mặt đẹp ...

sơn sàn epoxy

Có thể bạn quan tâm:

Những loại sơn nền Epoxy theo cấu tạo thành phần

Tương ứng với mỗi bề mặt sẽ cần một loại sơn Epoxy riêng để chúng có thể bám dính hiệu quả và phát huy tác dụng như mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng sơn Epoxy, bạn hãy tìm hiểu kỹ về cấu tạo thành phần sơn nền Epoxy, chức năng của sản phẩm và mục đích sử dụng mà lựa chọn sơn Epoxy cho công trình thi công.

  • Tỷ lệ sơn Epoxy: hay tỷ lệ sơn, tùy thuộc vào công thức của từng nhà sản xuất cho từng dòng sản phẩm. Khi sử dụng, sơn phải được pha đúng tỷ lệ, nếu chênh lệch nhỏ sẽ mất vài ngày để sơn khô, nếu chênh lệch quá lớn sơn sẽ không bao giờ đông cứng.
  • Phân loại cấu tạo: sơn Epoxy gốc nước và sơn Epoxy gốc dầu (gốc dung môi) Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại này là thành phần cấu tạo của chúng, hệ gốc nước an toàn cho người sử dụng. Trong ứng dụng, hệ gốc dung môi độc hại hơn nhưng độ bóng và độ bám dính tốt hơn sơn gốc nước, một số loại sơn Epoxy gốc nước có thể sơn trên bề mặt ướt mà không cần sơn lớp lót để ngăn hơi ẩm xâm nhập từ bên dưới hoặc bên trong. Nếu sàn bê tông bị ướt, phải đảm bảo chống ẩm từ dưới lên trước khi sơn Epoxy hoàn thiện. Nếu sàn ướt mà không chống ẩm thì thời gian sử dụng dưới 6 tháng.

Dưới đây là bảng so sánh hai loại sơn này: 

 

Sơn Epoxy gốc nước

Sơn Epoxy gốc dầu

Ưu điểm

  • Không xảy ra cháy nổ và không xảy ra phản ứng hóa học trong quá trình trộn và bay hơi.
  • Khô tốt trong môi trường ẩm ướt
  • Tăng độ bền và tuổi thọ bề mặt
  • Độ bám dính tốt hơn
  • Bề mặt có độ bền cao, chống va đập tốt
  • Có thể chịu được sự ăn mòn của axit nhẹ
  • Dễ dàng trong thi công

Nhược điểm


 

Bề mặt không bóng đẹp và không có tính thẩm mỹ cao như sơn gốc dầu

Địa hình thi công bị hạn chế, không sử dụng được trên bề mặt ẩm ướt hoặc độ ẩm cao.

Do dầu và dung môi bay hơi nên môi trường thi công rất độc hại cho sức khỏe.

Hạng mục thường sử dụng


 

Thường được sử dụng trong các dự án có yêu cầu đặc biệt về yếu tố kháng khuẩn, chẳng hạn như bệnh viện, phòng mổ, văn phòng, phòng thí nghiệm, nhà máy thực phẩm,...

 

Được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng và công nghiệp như: nhà xưởng nhà máy hóa chất, thủy sản, bãi đậu xe, ...

Tham khảo sản phẩm Sơn phủ Epoxy gốc nước CTW 10

sơn công nghiệp epoxy

Lựa chọn tìm kiếm đơn vị thi công sơn nền Epoxy uy tín 

Việc thi công sơn Epoxy theo đúng quy trình chuẩn là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ của công trình. Ở góc độ đặt mình vào vị trí doanh nghiệp và chủ đầu tư, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu, nắm rõ quy trình xây dựng và giám sát chặt chẽ. Công ty Sơn Anh chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thi công sơn sàn Epoxy trọn gói giá rẻ với quy trình thi công bao gồm các bước sau:

  • Chà nhám sàn: Sử dụng máy chà nhám sàn công nghiệp có trang bị máy hút bụi để chà nhám toàn bộ bề mặt sàn. Giai đoạn này làm nhám sàn, giúp sàn liên kết tốt với lớp lót sơn Epoxy, đồng thời đánh bay các vết bẩn, dị vật trên sàn.
  • Xử lý bề mặt sàn: Dùng keo Epoxy hai thành phần chuyên dùng để sửa chữa xử lý hết các vết trên sàn, nếu có các vết lồi lõm trên sàn thì phải dùng máy mài phẳng trước khi xử lý bề mặt. Phần này nhằm mục đích loại bỏ các khiếm khuyết và tạo mặt phẳng cho sàn.
  • Thi công sơn lót Epoxy: Trước khi thi công sơn lót cần hút bụi toàn bộ bề mặt sàn, sơn lót Epoxy giúp làm cứng bề mặt sàn và tạo thành liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn Epoxy bên trên.
  • Thi công sơn Epoxy lớp một: Dùng máy trộn để trộn đều 2 thành phần A và B. Tùy theo cách thi công mà có thể lăn hoặc rải đều lớp sơn lên mặt đất.
  • Thi công lớp sơn Epoxy thứ hai: Sau khi lớp sơn Epoxy thứ nhất đã khô, tiến hành kiểm tra toàn bộ bề mặt sàn. Nếu chất lượng đạt yêu cầu thì tiếp tục sơn lớp thứ hai.
  • Sử dụng sơn Epoxy tự san phẳng (tự san phẳng) hoặc sơn Epoxy dạng lăn, sau bước sơn lót, sơn Epoxy tự san phẳng dày 2-3 mm hoặc lăn sơn trên bề mặt nếu sử dụng sơn dạng lăn.

thi công sơn epoxy

Trên đây là toàn bộ chi tiết về Bảng so sánh hai dòng sơn Epoxy lăn và tự san bằng. Sơn Anh chúng tôi hy vọng rằng bạn đã biết được những đặc tính của từng loại sơn để chọn cho mình loại sơn phù hợp nhất!

Liên hệ Hotline để được tư vấn và làm việc với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi!

Tags : sơn epoxy sơn epoxy gốc dầu sơn epoxy gốc nước sơn epoxy hệ lăn sơn epoxy hệ tự san sơn nền epoxy sơn sàn công nghiệp sơn sàn nhà xưởng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

DỰ ÁN